Sự khác biệt giữa Ram PC và Ram Laptop: Một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính đó là RAM, đây là linh kiện máy tính có một sự quan trọng nhất định quyết định đến mức độ hoạt động của laptop và desktop. Tuy vậy, nhiều người sẽ có câu hỏi rằng giữa RAM Laptop và RAM Desktop có gì khác và giống nhau hay không?
Thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Trong bài viết này sẽ nêu ra một số điểm khác và giống nhau giữa RAM laptop và RAM pc, đồng thời cũng giúp các bạn cách chọn Ram tốt hơn cho máy tính của mình nhé.
Những điểm giống nhau giữa RAM Laptop và RAM Desktop
Như nhiều bạn đã biết thì RAM là một loại bộ nhớ của máy tính. Nó cho phép truy xuất đọc-ghi đến mọi vị trí trên bộ nhớ dựa trên địa chỉ ô nhớ và thông tin được lưu trên RAM sẽ là tạm thời. Chúng sẽ mất đi khi không được cung cấp nguồn điện.
RAM được gắn trên mainboard laptop và PC có nhiệm vụ chính là lưu trữ thông tin tạm thời, sau đó chuyển thông tin đó vào CPU để xử lý. Nếu RAM có dung lượng càng cao thì lượng thông tin lưu trữ được sẽ càng nhiều.
Và như vậy thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng sẽ ít đi, qua đó thì laptop hoặc desktop sẽ tăng được hiệu suất hoạt động.
Đa số trên mainboard của laptop hoặc trên pc đều chỉ có 2 khe cắm RAM. Mặc định khi mua laptop hay case PC thì nhà sản xuất đều gắn sẵn một thanh RAM cho bạn. Khe còn lại tùy vào nhu cầu mà bạn có thể nâng cấp RAM cho Laptop hay PC.
Ngoài ra trên một số laptop cao cấp thì nhà sản xuất còn hàn 2 thanh RAM trên mainboard luôn (giống như trên smartphone), lúc này việc nâng cấp sẽ khó khăn hơn với những laptop như thế này. Tuy nhiên đa số những chiếc laptop này đều có dung lượng RAM lớn nên việc nâng cấp là không cần thiết lắm.
So sánh điểm khác nhau giữa RAM laptop và RAM pc
RAM cho laptop và RAM cho mainboard PC về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên kích thước của RAM laptop có kích thước ngắn hơn. Cả hai loại bộ nhớ này sẽ được đóng gói trong những module khác nhau.
Cách chọn RAM máy tính phù hợp
Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ cần chọn đúng loại RAM (DDR2, DDR3, DDR4) và dung lượng muốn nâng cấp thì có thể gắn được vào mainboard hiện tại, điều đó là đúng nhưng chưa đủ để bạn nâng cấp ram cho máy tính của mình.
Nếu muốn chọn RAM đúng để nâng cấp cho máy tính của mình, bạn cần phải biết CPU cần sử dụng và mainboard của bạn có hỗ trợ bus cho loại RAM đó không. Nếu bạn chọn loại RAM có chỉ số bus cao hơn mainboard và CPU hỗ trợ thì chắc chắn sẽ xảy ra việc xung đột trong quá trình sử dụng.
Nếu bạn mạnh về kinh tế thì có thể chọn loại RAM máy tính có chỉ số bus tối đa ghi trong báo giá của bo mạch chủ là được.
Ngoài ra, bạn cần phải sử dụng một cặp ram cùng dung lượng, cùng số bus thì mới có thể tối ưu hóa hoạt động của ram ở mức cao nhất. Ví dụ bạn có sẵn một thanh ram bus 1066MHz và một thanh ram khác có bus là 1333MHz thì chúng chỉ chạy tối đa ở mức 1066MHz mà thôi.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chọn đúng ram cho máy tính của mình và tối ưu hóa hoạt động phần cứng này trên máy tính của mình nhé.