Muốn câu cá phải có cần câu, với anh em Designer chiếc máy tính làm đồ họa cũng như chiếc cần câu cơm vậy. Muốn làm được việc hiệu quả, câu được con cá to thì chiếc cần cũng phải tốt. Bởi vậy, khi chọn PC đồ họa, điều quan trọng nhất là phải tìm được phần cứng thích hợp cho các chương trình, phần mềm mà bạn sử dụng. Lựa chọn được phần cứng thích hợp sẽ giúp bạn thu hẹp được khoảng cách giữa bạn và công nghệ, cung cấp cho máy tính của bạn sức mạnh cần thiết để đáp ứng nhu cầu làm việc của bạn.
Một chiếc PC đồ họa cần những gì ?
Sức mạnh của CPU là yếu tố hàng đầu quyết định tốc độ làm việc của bạn với các phần mềm Photoshop, Illustrator và InDesign... để tạo ra những sản phẩm đẹp. Không hẳn rằng những CPU có số nhân cao hơn lúc nào cũng tăng tốc cho quá trình làm đồ họa này. Theo DACOM được biết, một số phần mềm đồ họa chỉ sử dụng sức mạnh trên một lõi đơn và dù bạn có bao nhiêu nhân đi nữa thì nó cũng chả thèm bận tâm đến. Tuy nhiên, một bộ xử lý từ 4 đến 8 nhân là một lựa chọn an toàn để đáp ứng tốt hầu hết các công việc của một designer. Nhất là đối với các bạn thường xuyên làm việc 3D hay render video, một CPU càng nhiều nhân sẽ càng đẩy nhanh được tốc độ làm việc.
Đánh giá CPU cho máy tính đồ họa tốt nhất hiện nay
Tất nhiên, GPU sẽ là yếu tố tiếp theo chúng ta đề cập tới khi xây dựng cấu hình máy tính đồ họa. Mặc dù cùng nằm cùng trên một bộ máy, tuy nhiên GPU sẽ đóng vai trò khác hẳn so với CPU mặc dù đôi lúc chúng cũng hỗ trợ cho nhau. Bởi việc giảm tải cho CPU bằng một chiếc card đồ họa sở hữu GPU khủng cũng giúp tăng hiệu suất đồ họa. Với nhiều phần mềm làm đồ họa như Photoshop hay Premiere chẳng hạn, GPU tốt sẽ cho phép bạn di chuyển các layer hay project trong không gian làm việc của mình một cách nhanh chóng. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho bạn có được những hình ảnh sản phẩm với chất lượng tốt nhất có thể.
Nvidia Quadro RTX 5000 là dòng card đồ chuyên dụng cho làm đồ họa tốt nhất hiện nay
Bộ nhớ RAM lớn cho phép bạn chạy các chương trình nặng của mình một cách hiệu quả hơn. Đây là nơi sẽ lưu các tệp hay các thao tác làm việc của bạn tạm thời, cho phép bạn bộ xử lý của bạn làm được nhiều công việc một lúc hơn, xử lý được nhiều dữ liệu hơn. Tin tôi đi, bạn càng sở hữu nhiều RAM, quá trình làm việc của bạn càng nhanh.
Hệ thống của bạn khởi động, thường là Windows và đã cần khoảng 4 GB RAM để nó chạy trơn tru. Sau đó, bạn khởi động Photoshop, Illustrator và InDesign, và mở một số bức ảnh, một vài tab trên trình duyệt web đang làm và một số hình ảnh minh họa, và vài giây sau, bạn đã sử dụng hết 8 GB RAM.
Với hầu hết dân thiết kế đồ họa, có rất nhiều sản phẩm hình ảnh - video có dung lượng lớn cần lưu trữ. Do vậy chúng ta cần một ổ cứng dung lượng lơn để lưu trữ chúng. Sở hữu một ổ cứng dung lượng lớn chúng ta không phải lo việc đầy bộ nhớ, thêm cái này mà phải bớt cái kia trong quá trình sử dụng.
Nhưng hai tùy chọn lưu trữ cần xem xét là ổ đĩa cứng (HDD) và ổ trạng thái rắn (SSD). Ổ cứng máy tính là một đĩa quay thông thường. Ổ cứng 1 TB có thể hỗ trợ thoải mái mọi hệ điều hành và để lại ít nhất 700 GB cho các chương trình và dữ liệu khác. SSD là một loại lưu trữ trong máy tính khác được xây dựng bằng chip. Vì SSD không có bộ phận chuyển động nên ứng dụng của bạn có thể tải và chạy nhanh hơn nhiều.