Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

Thông tin về máy tính của bản thân sẽ là điều bạn cần nắm chắc, bởi đây cũng là cách để bạn kiểm tra xem sản phẩm lúc mình mới mua có đúng với thông số không hay thậm chí để đảm bảo sau khi sửa máy không bị đối tượng xấu thay đổi linh kiện vì vậy Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7 dễ dàng nhất giúp bạn đảm bảo chất lượng cho máy tính của mình.

1. Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX Diagnostic Tool

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm hoặc tính năng của máy. Chẳng hạn có một số phần mềm hoặc tính năng như: DirectX Diagnostic Tool, CPU-Z, System Information, Computer Properties,.....Vì vậy, chúng ta sẽ đến với cách kiểm tra đầu tiên của máy tính với tính năng DirectX Diagnostic Tool.

Đây là cách trong 5 cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7 dễ dàng được sử dụng thường xuyên nhất. Bởi lẽ chúng không cần dùng phần mềm, mà chỉ cần vài câu lệnh và một số thao tác đơn giản. Khi thao tác các câu lệnh xong, toàn bộ cấu hình của máy tính sẽ hiện ra trước mắt. Dưới đây sẽ là cách mà bạn có thể sử dụng lệnh DirectX:

Bước 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R. Hộp thoại run sẽ mở ra, sau đó bạn gõ “dxdiag”, nhấn OK. Tiếp theo đó hộp thoại DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện lên.

Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

Bước 2: Khi hộp thoại DirectX Diagnostic Tool hiện lên trên máy tính. Ở bên trong tab System, bạn sẽ thấy các thông số cơ bản của cấu hình máy tính.

Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra cấu hình bằng cách tìm kiếm trong khung search của windows. Gõ “dxdiag”, các kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện, sau đó bạn kích chọn kết quả.

2. Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Bằng Phần Pềm CPU-Z

Cách thứ hai trong 5 cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7 là kiểm tra bằng CPU-Z. Đây được xem là một chương trình chuyên dụng, tiện ích và gọn nhẹ. Chúng có thể mang đến cho bạn đầy đủ thông tin về cấu hình của máy tính mà mình sử dụng.


Bước 1: Trước tiên, bạn hãy dành ra ít phút để có thể tải, giải nén và cài đặt CPU-Z.

Bước 2: Sau khi tải và cài đặt xong, bạn mở chương trình lên và có thể thấy các thông số sau:

CPU, Caches: 2 tab cung cấp các thông tin về bộ nhớ đệm, Xung nhụp.

Mainboard: Cung cấp thông tin về bo mạch chủ.

Graphics: Cung cấp các thông tin về đồ họa, card màn hình,.. Tại khung này, card onboard mặc định không đề dung lượng trong Vram. Chỉ có card rời mới có thể có dung sô Vram

Memory, SPD: Cung cấp thông tin về dung lượng của bộ nhớ và tốc độ xử lý của máy tính. Ngoài ra, Memory còn cho bạn biết thêm về RAM của máy. Nếu máy chỉ gắn 1 RAM, khung channel trong tab Memory sẽ điền là “single”. Nếu gắn đủ được 2 Ram, khung sẽ điền là “dual”. Thêm vào đó, bạn cũng có thể biết bus thực tế chỉ bằng bus ½ được ghi trên thanh RAM.

Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

3. Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Bằng System Information

Cách thứ ba trong 5 cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7 là sử dụng System Information. Cách này giúp chúng ta biết chi tiết hơn về từng phần trong cấu hình của máy tính. Dưới đây sẽ là cách kiểm tra bằng System Information:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R. Hộp thoại run hiện ra, gõ “msinfo32”, nhấn OK. Công cụ System Information sẽ hiện ra.

Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

Bước 2: Khi hộp thoại hiện ra, chúng ta có thể kiểm tra được phần cứng, mềm của máy tính:

System Summary: Cấu hình chung của máy tính.

Hardware Resources: Phần cứng máy tính.

Components: Các phần mềm khác như ổ đĩa, màn hình,..

Software Environment: Phần mềm

Hướng Dẫn Những Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Dễ Dàng

4. Check Cấu Hình Máy Tính Với Computer Properties

Kiểm tra bằng Computer Properties là cách thứ tư trong 5 cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7. Đây là cách khá dễ và được nhiều người sử dụng. Chúng áp dụng hầu hết tại các hệ điều hành như Win 10, 7, XP,...

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng computer trên màn hình của máy tính. Nhấp chọn properties.

Bước 2: Cửa sổ của Computer Properties hiện lên. Qua đó, bạn sẽ kiểm tra được những thông tin quan trọng của cấu hình máy tính.

5. Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Win 10, 7 Windows Settings

Kiểm tra bằng Windows Settings là cách cuối cùng trong 5 cách Kiểm tra Cấu Hình Máy tính Win 10, 7. Đây cũng là cách khá dễ dàng cho những ai không hiểu rõ về máy tính. Dưới đây sẽ là các bước để sử dụng Windows Settings.

Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I để cửa sổ Windows Settings hiện lên. Sau đó gõ chữ “about”, chọn kết quả “About your PC“ để kiểm tra thông tin cấu hình máy tính.

Bước 2: Khi kiểm tra, bên phải màn hình hộp thoại sẽ hiện ra các phần giới thiệu về máy tính. Qua đó bạn có thể kiểm tra rõ phần RAM, tên, hệ điều hành,...

Bài viết liên quan:

6 phương thức gửi tin nhắn từ máy tính sang điện thoại 2023

Gần đây, việc gửi tin nhắn từ máy tính tới thiết bị di động đã trở nên phổ biến. Điều này mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng, giúp họ có thể truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét sáu phương thức phổ biến để gửi tin nhắn từ máy tính sang điện thoại, bao gồm: 1. Cách gửi tin nhắn từ máy tính sang điện thoại qua phần mềm Zalo Zalo là một ứng dụng nhắn tin trực tuyến phổ biến tại Việt Nam. Để...

Cách sử dụng điện thoại trên máy tính qua ứng dụng PhoneLink có sẵn trong Win 11

Kể từ Windows 11 ra mắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021 một số cải tiến và tính năng mới , trong đó mới nhất là khả năng điều khiển điện thoại gửi, nhận tin nhắn, gọi điện, mở ứng dụng từ máy tính để bàn. Điều này có thể thực hiện được nhờ một công cụ Windows 11 có tên Phone Link, đã hỗ trợ điện thoại Android một thời gian. Với một số chức năng mới hiện có trên iPhone, bạn có thể quản lý tin nhắn trên thiết bị di động của mình cho dù bạn sử dụng IOS hay...

Nguồn máy tính Khái niệm và giới thiệu

Khi nói về các thành phần của một máy tính, nguồn được xem là một trong những linh kiện quan trọng nhất. Nguồn máy tính chịu trách nhiệm cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống, đảm bảo máy tính có thể hoạt động đúng cách. Trong bài viết này, Tin học Anh Đức sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm, loại và cách chọn mua nguồn máy tính phù hợp. Khái niệm về nguồn máy tính Nguồn máy tính là thiết bị chuyển đổi điện áp từ nguồn điện đầu vào thành dạng điện áp phù hợp để cung cấp cho...

MiniTool Partition Wizard Phần mềm quản lý ổ đĩa tuyệt vời cho máy tính của bạn

MiniTool Partition Wizard là một phần mềm quản lý ổ đĩa được thiết kế để giúp người dùng quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến phân vùng. Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng và nhiều tính năng hữu ích, MiniTool Partition Wizard là một trong những công cụ quản lý ổ đĩa HDD và SSD tốt nhất trên thị trường. Các tính năng chính của  1. Quản lý phân vùng MiniTool Partition Wizard cung cấp các tính năng quản lý phân vùng như tạo, xóa, định dạng, di chuyển, chia nhỏ, gộp lại và sao chép phân...

Cách Chụp Màn Hình Máy Tính Dell: Tips Và Thủ Thuật

Bạn là người dùng máy tính Dell đang loay hoay không biết làm cách nào để chụp ảnh màn hình máy tính? Tin học Anh Đức đã biên soạn một hướng dẫn toàn diện về cách chụp ảnh màn hình trên máy tính Dell của bạn. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay người dùng nâng cao thì các mẹo và thủ thuật đều giúp quá trình này dễ dàng hơn. 1. Cách chụp màn hình toàn bộ trên máy tính Dell Chụp ảnh màn hình toàn bộ màn hình máy tính của bạn là một quy trình đơn giản...

Hiểu về máy CNC: Hướng dẫn toàn diện

Máy CNC hay còn gọi là máy điều khiển số máy tính là một phần thiết yếu của ngành công nghiệp sản xuất hiện đại. Những máy này sử dụng phần mềm được lập trình sẵn để điều khiển chuyển động của các công cụ và máy móc khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới của máy CNC, khám phá lịch sử, cách thức hoạt động, chủng loại, ưu điểm và nhược điểm của chúng, v.v. Giới thiệu: Máy CNC là gì? Máy CNC là thiết bị điều khiển bằng máy tính giúp tự động...

Cách vào menu BOOT, BIOS trên các dòng máy tính để bàn

Menu BOOT và BIOS là hai trong những khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực máy tính dùng để tuỳ chỉnh cấu hình bo mạch chủ phù hợp với từng mục đích của người sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách truy cập vào hai menu này trên các dòng máy tính khác nhau. Trong bài viết này, Tin học Anh Đức sẽ cung cấp cho bạn một số cách để vào menu BOOT và BIOS trên các dòng máy tính để bàn. Nếu bạn dùng laptop có thể tham khảo bài viết: Cách vào menu...

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Bản quyền Tin học Anh Đức. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
0
Danh mục So sánh 0 Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng

Bấm để chat zalo ngay