Với mức giá khoảng 2,600,000 VND, mức giá của main MSI B150M Mortar Arctic nhỉnh hơn so với B150M Mortar không nhiều
Đề tài chiến tranh đang được nhà sản xuất bo mạch chủ chơi game hàng đầu thế giới MSI tận dụng vô cùng triệt để và hiệu quả cho những đứa con của mình. Lần này, rồng MSI sẽ mang game thủ đến với những trận chiến tại Bắc Cực đầy giá rét.
Đặc điểm đầu tiên đập vào mắt người sử dụng không phải là bất kì chi tiết mang tính kĩ thuật nào mà là một tấm PCB trắng như tuyết. Nhìn tổng thể, main MSI B150M Mortar Arctic nhìn thông thoáng hơn người anh trai của mình rất nhiều. Các khe cắm, hệ thống linh kiện đều khá nổi trên nền trắng. Trên lý thuyết, màu trắng sẽ ít hấp thụ nhiệt hơn màu đen. Liệu MSI có toan tính gì trong việc sử dụng màu trắng để nâng cao khả năng tản nhiệt cho hệ thống?
Sẽ thật là thiếu sót nếu như không có thiết kế dạng “áo ngụy trang mùa đông” được bố trí trên các tấm tản cũng như lớp giáp cho phần I\O của bo mạch chủ.
Hệ thống LED trên main bo mạch chủ đã không còn là món ăn lạ với các dòng bo mạch chủ chuyên game của các hãng hiện nay nữa. main MSI B150M Mortar Arctic cũng được trang cho mình hệ thống led màu trắng trông khá là khác biệt so với dải led đỏ truyền thống của MSI.
Nhìn thì ngầu đấy nhưng không biết main MSI B150M Mortar Arctic sẽ trở thành chiến binh như thế nào?
Tiếp tục sử dụng công nghệ DDR4 Boost giúp nâng cao dòng tín hiệu từ RAM được nhà sản xuất quảng cáo là sẽ cho hiệu năng xử lý cao hơn và ổn định hơn. Đặc điểm này cũng được MSI nhấn mạnh ngay trên bo mạch của mình. Có mạnh hay không thì chưa biết nhưng ngầu thì chắc chắn là có rồi.
Công nghệ Turbo M.2 của MSI cho tốc độ đọc/ghi dữ liệu trên SSD cao gấp 3 lần M.2 thông thường và cao hơn gấp 5 lần so với SATA 3.0 truyền thống nhờ truyền dữ liệu qua giao thức PCI Express 3.0 x4. Do không có SSD M.2 ở đây nên chúng tôi cũng không tiện để so sánh tốc độ giữa 3 giao thức trên. Hi vọng rằng, trong bài đánh giá tới, sức mạch của Turbo M.2 sẽ có dịp thể hiện.
Khe cắm PCI Express được gia cố các mối hàn để chịu được sức nặng đến từ những sản phẩm đồ họa cao cấp là hệ quả của trào lưu sử dụng VGA to và nạc. Tuy nhiên, khả năng chông chịu đến đâu thì chưa thể kiểm chứng được. Có lẽ thời gian tới sức mạnh của MSI sẽ được chứng minh chăng?
B150M Mortar Arctic cũng được cung cấp USB 3.1 Gen1 trên cả chuẩn A và C. Chuẩn A thì đã quá quen thuộc với đại đa số người sử dụng, còn chuẩn C thì lại quá mới, quá ít thiết bị sử dụng đến nên sự hiện diện của nó trở nên mờ nhạt.
Trong thế giới game, nhìn bằng mắt thôi là chưa đủ. Âm thanh cũng vô cùng quan trong. Mỗi hãng sản xuất bo mạch chủ đều có riêng cho mình một công nghệ để làm chủ âm thanh. Phân vùng mạch in riêng biệt dành cho hệ thống xử lý tín hiệu audio, sử dụng tụ âm thanh Chemi-con của Nhật, MSI đang nỗ lực để mang lại âm thanh chuẩn và tốt nhất cho cỗ máy của game thủ.
Sau khi đã xăm soi xong giờ đến phần đánh giá hiệu năng:
Hệ thống sử dụng:
MAIN: MSI B150M Mortar Acrtic
CPU: Intel Core i5-6600 3.9Ghz
RAM: Avexir DDR4 4Gb Bus 2133 x 4
VGA: Galax GTX 960 EXOC 2GB
Ở tựa game đầu tiên, chúng tôi sử dụng No Man’s Sky ở mức Medium Setting để làm bài test. CPU và VGA hoạt động ở mức ổn định với nhiệt độ khoảng 45 – 49 độ C. FPS đạt ở mức 60 tuy có trồi sụt chút ít ở những vùng có địa hình phức tạp nhưng không đáng kể.
Với Grand Theft Auto V, chúng tôi để Setting ở mức High và khung hình cũng đạt 60FPS. Game chạy mượt và nhiệt độ thùng máy khá là ổn định.
Với mức giá khoảng 2,600,000 VND, mức giá của main MSI B150M Mortar Arctic nhỉnh hơn so với B150M Mortar không nhiều. Đổi lại, bạn có thể có được một chiếc bo mạch chủ màu trắng vô cùng bắt mắt và cá tính, đặc biệt dành cho các bạn có ý định “quân sự hóa” hệ thống chơi game tại gia thì B150M Mortar Arctic chắc chắn là một trong những sản phẩm rất đáng sở hữu.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.